Đà tăng giá của căn hộ chung cư Hà Nội tiếp tục tiếp diễn trong khoảng 2 tháng gần đây đã hình thành nên một làn sóng lướt sóng mới trên thị trường. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, những nhà đầu tư lướt sóng phần lớn đều là những người có tiềm lực. Đợt lướt sóng mới ở thời điểm này không ồ ạt như các đợt lướt sóng của năm ngoái.
Từ ngày 1/7, với việc chính thức sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu vào TP.HCM đã đưa TP.HCM trở thành siêu đô thị đầu tiên của Việt Nam và thứ 4 của Đông Nam Á, chiếm gần 1/4 GDP cả nước. Với diện mạo đô thị mới này, khu vực nào sẽ là điểm nóng của thị trường bất động sản TP.HCM với dư địa tăng trưởng ấn tượng? Vấn đề này được các chuyên gia trao đổi sôi nổi tại hội thảo "Bất động sản siêu đô thị TP.HCM: Thời cơ vàng cho nhà đầu tư Hà Nội" do tạp chí điện tử Reatimes tổ chức.
Quá trình sáp nhập vào TP.HCM đã khiến đất nền vùng ven, vốn thuộc các khu vực của Bình Dương trước đó tiếp tục tăng giá. Làn sóng đầu tư cũng diễn ra mạnh nhằm đón đầu những biến động mới về hành chính, quy hoạch.
Thị trường bất động sản khu vực vệ tinh phía Nam đang chứng kiến hàng loạt dự án quy mô lớn ra hàng với các đợt mở bán rầm rộ. Đáng chú ý, thị trường ghi nhận làn sóng giao dịch sôi động và thanh khoản tăng mạnh ở nhiều dự án.
Trái ngược với mạch trầm giảm tốc của thị trường đất nền vùng ven Hà Nội ở thời điểm hiện tại, đất nền Đan Phượng vẫn đang tiếp tục tăng giá nhờ những lực đẩy của siêu dự án và hạ tầng.
Trong đà giảm tốc của thị trường đất nền thì đất nền khu vực Đông Anh vẫn duy trì mức giá cao nhưng giao dịch đã bắt đầu chậm lại. Giới đầu tư đã không còn mua vào ồ ạt như trước, người mua ở thực thì cân nhắc kĩ càng với việc xuống tiền.
Thời điểm mở bán, nhiều shophouse chân đế thuộc các tòa chung cư được quảng cáo là “gà đẻ trứng vàng”. Nhưng trên thực tế, khi các dự án chung cư đi vào vận hành, nhiều shophouse chân đế đã không mang đến lợi nhuận như kì vọng cả về giá bán và giá thuê. Shophouse chân đế nhiều tòa nhà rơi cảnh ế ẩm.
Thông tin sáp nhập tỉnh thành đã khiến cơn sốt đất nền diễn ra trên diện rộng ngay sau Tết Nguyên đán 2025. Thế nhưng đến thời điểm hiện tại, cơn sốt này đã hạ nhiệt, ngay cả khi Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, công bố bản đồ 34 tỉnh thành mới của Việt Nam.
Thị trường căn hộ Hà Nội tiếp tục được bổ sung nguồn cung sơ cấp mới. Rổ hàng hóa căn hộ mới của thị trường đã phân bổ thêm ra khu Nam, thay vì chỉ tập trung chính ở khu vực phía Tây và phía Đông thủ đô như các quý trước.
Sự phát triển mạnh của bất động sản công nghiệp khiến thị trường bất động sản kho bãi, nhà xưởng Hà Nội vẫn duy trì sức hút. Tuy nhiên, trong khoảng 1 năm qua, thị trường này đang đi ngang về giá do xu hướng chuyển dịch kho bãi nhà xưởng ra các khu vực tỉnh thành giáp ranh thủ đô tăng mạnh.
Nhờ lực đẩy của hạ tầng giao thông và các công trình lớn, đất nền Quốc Oai đã tăng trưởng ấn tượng về giá chào bán trong các tháng đầu năm 2025. Tuy nhiên, giao dịch của thị trường lại không tăng mạnh như giá rao bán mà diễn biến khá nhỏ giọt.
Từ nửa cuối năm 2024 đến nay, thị trường BĐS Hà Nội dù bắt đầu ghi nhận tín hiệu khởi sắc nhưng có sự phân hóa rõ nét ở các khu vực và phân khúc. Điều đó thể hiện cụ thể ra sao? Cùng phân tích những điểm nhấn nổi bật của thị trường BĐS Hà Nội từ đầu năm đến nay.
Một điểm nóng đất nền đang thu hút mối quan tâm lớn của giới đầu tư tại TP.HCM là đất nền khu vực Cần Giờ. Siêu dự án đổ bộ và các công trình hạ tầng lớn đã khiến thị trường đất nền Cần Giờ vốn trầm lắng trên bản đồ đầu tư bất động sản TP.HCM bỗng bật tăng mạnh mẽ.
Giao dịch căn hộ trên thị trường Bình Dương đang tăng nhiệt mạnh mẽ kể từ khi Hội đồng nhân dân TP.HCM tán thành chủ trương hợp nhất TPHCM, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu , hình thành siêu đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ. Sự tăng nhiệt đến từ cả làn sóng mua ở thực và làn sóng đầu tư.
Trong khoảng 3 năm gần đây, khu vực phía Tây và phía Đông Hà Nội là những “địa hạt” chủ đạo về nguồn cung căn hộ của thị trường Hà Nội. Đây cũng là hai khu vực chứng kiến mặt bằng giá căn hộ liên tục leo thang trong thời gian qua cả trên thị trường sơ cấp và thứ cấp.
Thị trường biệt thự, liền kề Hà Nội tiếp tục đà tăng giá của năm 2024. Mức tăng được ghi nhận trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Đây cũng là phân khúc dồi dào nguồn cung sơ cấp trong những tháng đầu năm 2025.
Mặt bằng giá liên tục tăng cao trên thị trường sơ cấp đã đẩy giá căn hộ trên thị trường thứ cấp ở thành phố Thủ Đức tăng theo. Giao dịch trên thị trường thứ cấp khá sôi động do lợi thế giá mềm và các chính sách vay mua nhà ngày càng hấp dẫn.
Thị trường chung cư Hà Nội ghi nhận diễn biến trái chiều trên thị trường sơ cấp và thứ cấp. Trong khi thị trường sơ cấp vẫn duy trì đà tăng giá thì thị trường thứ cấp, giá đã chững lại và đi ngang. Tỉ lệ thanh khoản trên cả 2 thị trường này nhìn chung là tương đối tốt.
Thị trường nhà phố thuộc các quận trung tâm Hà Nội đang ghi nhận những diễn biến tích cực cả về giá bán và thanh khoản. Dù đắt đỏ nhưng phân khúc này vẫn có sức hút lớn với giới đầu tư.
Khu vực Tây Bắc TP.HCM đang là khu vực đón nguồn cung sơ cấp dồi dào. Sự hiện của hàng loạt ông lớn bất động sản tại khu vực này đang kích thích làn sóng đầu tư bất động sản tại đây. Một diện mạo mới của đô thị đang được hình thành tại khu vực.
Phân khúc shophouse – nhà phố thương mại từng được kì vọng là phương án đầu tư sinh lời lớn cho nhà đầu tư trên cả 2 mục đích là dòng tiền và lãi vốn. Thế nhưng đến nay, tại thị trường Hà Nội, nhiều nhà đầu tư đã “vỡ mộng” với phân khúc này.